Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu vùng duyên hải Gò Công (18/10/2018)

Duyên hải Gò Công gồm các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và thị xã Gò Công. Đây là khu vực có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn gắn với phát triển du lịch.

Khai thác, nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn vùng duyên hải Gò Công

Phát huy tốt tiềm năng kinh tế này theo hướng bền vững không chỉ giúp nhân dân địa bàn được coi là hết sức khó khăn (do biến đổi khí hậu, thường xuyên đối mặt bão tố, hạn hán và thiên tai, xâm nhập mặn) vượt qua khó khăn, ổn định và nâng cao mức sống mà còn giúp bảo đảm an ninh trật tự và giữ vững an ninh quốc gia trên địa bàn.

Thực hiện chiến lược biển gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, tỉnh coi trọng phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, tạo điều kiện để nhân dân nơi đây vượt qua khó khăn, ổn định và nâng cao mức sống, đồng thời tạo vùng sản xuất nông sản hàng hóa giá trị cao, đáp ứng ngành công nghiệp chế biến thủy - hải sản xuất khẩu, thu hút lao động, giải quyết việc làm, xây dựng quê hương giàu đẹp, phồn vinh.

Theo đó, Tiền Giang đã quy hoạch, kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tại những vùng nuôi tôm nước lợ, mặn khu vực Bắc Gò Công, Nam Gò Công, Cồn Cống... rồi mở rộng diện tích nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt là con nghêu ở ven biển Tân Thành, cồn Ông Liễu, cồn Ông Mão (huyện Gò Công Đông), cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông). Đồng thời, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao khoa học - kỹ thuật những biện pháp nuôi trồng thủy sản tiên tiến cho bà con nông dân. Qua đó, giúp nông dân vùng duyên hải làm chủ kỹ thuật nuôi, đảm bảo giành những vụ sản xuất bội thu, hạn chế dịch bệnh và rủi ro trong nghề nuôi làm thiệt hại cho bà con.

Hàng năm, trước mỗi vụ nuôi, các ngành chức năng địa phương đều ban hành lịch thời vụ thả giống, đồng thời khuyến cáo nông dân một số giải pháp để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cho tôm nuôi, khuyến cáo bà con sử dụng giống tốt, tránh mua các giống trôi nổi tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và xử lý ao đầm trước khi thả nuôi,...

Ban đầu, bà con nuôi chủ yếu tôm thẻ, thời gian gần đây đưa thêm tôm thẻ chân trắng vào cơ cấu nuôi trồng. Riêng con nghêu tập trung ở vùng nuôi ven biển Tân Thành thì nuôi theo hình thức thả giống trên bãi bồi ven biển, thường xuyên theo dõi sức tăng trưởng và đến kỳ thì thu hoạch để cung ứng ra thị trường. Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất và thâm canh, phổ cập kiến thức nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn thành công cho nông dân vùng duyên hải. Qua đó, nâng cao hiệu quả, giúp nông dân làm giàu nhanh.

Đơn cử như các mô hình trình diễn nuôi tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng an toàn sinh học, nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp nuôi cá rô phi,... Đáng chú ý, mô hình nuôi hai giai đoạn mới được phổ cập gần đây được cho là hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng xiphoon đáy và thay nước tuần hoàn hoặc bán tuần hoàn, kết hợp tạo oxy đáy, trên ao có trải bạt xung quanh bờ (có thể trải hoặc không trải bạt đáy),... đã cho năng suất rất cao (khoảng 40 - 70 tấn/ha/vụ) và được nhân rộng ở vùng nuôi duyên hải Gò Công.

Nông dân Trần Quang Thành, cư ngụ xã Kiểng Phước, một xã ven biển của huyện Gò Công Đông trước đây nghèo khó, nhưng nhờ được tiếp cận những chủ trương, chính sách mới về phát triển nuôi trồng thủy sản giảm nghèo nông thôn, ông đã tích cực học hỏi kinh nghiệm và kiến thức khoa học, chuyển đổi 2 ha từ trồng lúa bấp bênh sang nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng. Nhờ làm chủ kỹ thuật nuôi và thời tiết, thủy văn thuận lợi, hầu như năm nào ông cũng bội thu, sản lượng mỗi năm đạt khoảng 10 tấn tôm thương phẩm, bán trừ chi phí còn lãi từ 700 triệu đồng đến hàng tỷ đồng/mỗi năm. Sau vài năm gắn bó với con tôm, gia đình ông đã trở nên giàu có, vừa xây được căn nhà khang trang, có điều kiện nuôi con cái ăn học thành tài vừa đóng góp xây dựng nông thôn mới, giúp hộ nghèo vượt khó vươn lên. Với những thành tích nổi bật trong sản xuất - kinh doanh và hết lòng vì cộng đồng, ông Trần Quang Thành vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Hay như ông Lê Hoàng Ngân (sinh năm 1973), cư ngụ ấp Pháo Đài, xã Phú Tân, huyện cù lao Tân Phú Đông đang áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng kết hợp nuôi cá rô phi rất hiệu quả. Gia đình ông có 5 ao nuôi, tổng diện tích 2 ha, trong đó có 2 ao sử dụng làm chức năng ao lắng và thả cá rô phi mật độ 5 con/m2 mặt nước, đồng thời cung cấp nước cho các ao nuôi tôm. Các ao còn lại dành để nuôi tôm.

Đối với các ao nuôi tôm, ông Ngân thiết kế mỗi ao có 1 giàn ô xy đáy, thổi khí bằng ống nano cung cấp oxy cho tôm và 4 giàn quạt chạy oxy gom bùn vào giữa ao (nơi có hố ga đáy ao). Hàng ngày, ông đều dùng bơm hút bùn dơ, thức ăn dư thừa, phân tôm, vỏ tôm lột ra khỏi ao, đảm bảo môi trường nuôi luôn sạch.

Theo ông Lê Hoàng Ngân, với cách làm trên, sau vụ nuôi tôm thẻ chân trắng 120 ngày, trung bình mỗi ao tôm ông bán trừ chi phí còn lãi trên 150 triệu đồng, chưa kể nguồn lợi cá rô phi thịt thu hoạch bán ra thị trường hàng năm.

Ông Trần Quang Thành (Kiểng Phước), Lê Hoàng Ngân (Tân Phú Đông)... là một trong những nông dân thành đạt từ nghề nuôi tôm nước lợ - mặn ở vùng duyên hải Gò Công. Hai ông cho biết, từ khi gắn bó với con tôm, kinh tế gia đình đã sang một trang mới, không còn cảnh trồng lúa lam lũ, bán lưng cho trời, bán mặt cho đất như trước nữa.

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh hiện nay đã đạt trên 15.800 ha, về trước gần 3 năm so với kế hoạch theo Nghị quyết đề ra đến năm 2020. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn đạt gần 9.750 ha, tập trung tại các huyện, thị duyên hải phía Đông: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông. Nếu so với thời điểm 2008, cách đây 10 năm thì diện tích mặt nước nuôi thủy sản nước lợ, mặn vùng duyên hải đã tăng gấp 2,7 lần. Sản lượng từ nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt gần 156.000 tấn để cung ứng nhu cầu tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Riêng sản lượng nuôi thủy sản nước lợ, mặn trên 43.000 tấn, gồm tôm nguyên liệu đạt trên 23.000 tấn và nghêu thương phẩm gần 20.000 tấn.

Qua 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam gắn với an ninh quốc phòng, vùng duyên hải Gò Công là vùng nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn trọng điểm của tỉnh, đảm bảo hậu cần cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản có giá trị xuất khẩu, thu về ngoại tệ xây dựng quê hương. Hàng năm, tỉnh đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản chế biến trên 390 triệu USD, chủ yếu từ các mặt hàng chủ lực của vùng như tôm, nghêu...

Điển hình như tại huyện ven biển Gò Công Đông, hiện huyện đã có 5/11 xã được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới. Huyện đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện đầu tiên của tỉnh xây dựng thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện và ra mắt huyện nông thôn mới Gò Công Đông. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 43,4 triệu đồng/người/năm, trong đó khu vực nông thôn đạt bình quân thu nhập 34,32 triệu đồng/người/năm. Các xã được công nhận và đã ra mắt xã nông thôn mới của huyện Gò Công Đông như: Tân Thành, Tân Điền, Bình Nghị, Bình Ân, Tân Đông đều có mức thu nhập cao hơn rất nhiều nhờ nghề nuôi tôm, nuôi nghêu, trồng lúa năng suất cao và các nguồn thu nhập khác từ biển mang lại.

Mộng Tuyết - Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Các Tin Khác :