Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Tương lai của thủy sản sạch (14/2/2018)

(Thủy sản Việt Nam) - Bắt đầu từ năm 2018, nhiều chính sách mới sẽ được áp dụng cho ngành thủy sản. Vậy để phát triển nuôi trồng thủy sản đảm bảo sạch, an toàn và bền vững, người nuôi cần có những hướng đi nào?

Mô hình tôm sinh thái cho hiệu quả bền vững   Ảnh: CTV

Mô hình tôm sinh thái cho hiệu quả bền vững Ảnh: CTV 

Chuyển biến mới

Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã khởi động kế hoạch hành động quốc gia về quản lý và sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (NTTS) giai đoạn 2017 - 2020. Nghĩa là từ năm 2018 việc sử dụng kháng sinh trong NTTS sẽ được thắt chặt hơn. Trong đó, kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát chất kháng sinh có 5 mục tiêu chính bao gồm: Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách liên quan tới kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản; Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ hình thành kháng kháng sinh; Thực hiện tốt việc khám, chữa bệnh, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản; giám sát việc sử dụng kháng sinh, kháng sinh tồn dư và kháng kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản. Cuối cùng là tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý kháng kháng sinh. Cùng đó, Luật Thủy sản 2017 cũng đã được thông qua có nhiều điểm mới so với Luật Thủy sản 2003. Nông nghiệp 4.0 cũng là đích đến của Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản bằng việc nắm bắt những ứng dụng thông minh vào NTTS nhằm góp phần cho sự phát triển bền vững khi ảnh hưởng của tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

Như vậy, có thể thấy được những điểm sáng để ngành NTTS tiếp tục phát triển theo hướng an toàn, đảm bảo vệ sinh ATTP và phát triển một cách bền vững.

Hướng đi vì thực phẩm sạch

Từ những chuyển biến tích cực trên cùng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang ngày càng được thắt chặt thì việc NTTS sạch, an toàn sẽ là điều tất yếu được phát triển mạnh trong những năm tiếp theo.

Với mục tiêu sản xuất an toàn bền vững, NTTS sẽ vẫn triển khai những hình thức nuôi vừa mang lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo hướng tới lợi ích của người tiêu dùng. Trong đó, một số hình thức nuôi sẽ được duy trì và phát triển như nuôi theo quy chuẩn VietGAP, GAP, nuôi tôm sinh thái, nuôi thâm canh công nghệ cao, nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học… Đặc biệt, các ứng dụng thông minh sẽ ngày càng được triển khai nhiều trong NTTS để có thể xử lý tốt các vấn đề ao nuôi, giúp người dân tối đa trong việc hạn chế sử dụng kháng sinh, hóa chất…

Bên cạnh đó, người nuôi vẫn cần tuân thủ những quy trình kỹ thuật nuôi tốt (GAP, SQF, CoC...) và tham gia các lớp tập huấn về kiến thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Địa điểm xây dựng công trình nuôi phải tuân thủ theo quy hoạch, không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, sinh hoạt. Công trình nuôi cần được xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp thoát nước riêng biệt và có ao lắng, ao xử lý, có bờ vững chắc và không bị rò rỉ. Các khu vệ sinh và công trình phụ phải bố trí xa khu vực nuôi. Rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt để tránh nhiễm bẩn ao nuôi. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc... phải được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, người nuôi chỉ sử dụng con giống đã được kiểm dịch sạch bệnh và chấp hành lịch thả giống theo thời vụ khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Không sử dụng thức ăn, thuốc thú y bị nhiễm nấm mốc, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần. Thức ăn sạch, không có chất cấm, kháng sinh, không trộn kích thích tố sinh trưởng (hormone). Đảm bảo theo 4 định: định lượng, định chất, định vị trí, định thời gian, giúp tôm, cá hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng trong thức ăn.

Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ NN&PTNT, không sử dụng hormone. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh. Khi phát hiện tôm, cá bị bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên viên kỹ thuật trong việc điều trị để không bị lạm dụng thuốc thú y, hóa chất. Quản lý sức khỏe bằng cách thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm, cá nuôi. Tiến hành các biện pháp phòng bệnh. Thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng tình hình dịch bệnh xảy ra tại ao nuôi và vùng lân cận. Quá trình nuôi lưu ý, không xả nước và các chất thải từ ao, đầm nuôi chưa được xử lý ra môi trường xung quanh. Có sổ nhật ký ghi đầy đủ thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y, thủy sản, hóa chất sử dụng trong suốt quá trình nuôi để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc khi cần thiết. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra vùng nuôi và lấy mẫu nuôi để kiểm soát dư lượng các chất độc hại. Trước khi thu hoạch, cần lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh. Khâu cuối cùng trong NTTS sạch là thu hoạch đảm bảo đúng quy trình. Khi thu hoạch, làm tờ khai xuất xứ thủy sản để giao cho cơ sở chế biến hoặc cơ sở thu mua cùng với phiếu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh…

Có như vậy, sản phẩm thủy sản mới có thể trụ vững trên thị trường không chỉ ở các nước xuất khẩu mà còn cho cả chính người tiêu dùng trong nước. NTTS sạch không khó nhưng cần được đầu tư bài bản để có thể đảm bảo sạch từ con giống đến bàn ăn, cần sự quyết tâm và nhận thức đúng đắn từ chính những người nuôi.

 

>> Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione nhận định, không thể chỉ một giải pháp có thể đảm bảo ATTP mà cần có cả một bộ giải pháp tổng thể. Cộng đồng quốc tế có nhiều kinh nghiệm, những tiêu chuẩn ATTP và sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đầu tư công nhiều hơn cho ATTP.
ThS Lê Thị Hoàng Hằng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Các Tin Khác :