Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Thái Bình: Thái Thượng mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp (23/3/2018)

Với 30ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp, Thái Thượng đang trở thành “thủ phủ” nuôi tôm công nghiệp của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) hiện nay.

Hộ nuôi trồng thủy sản xã Thái Thượng cải tạo ao đầm chuẩn bị bước vào vụ mới.

Thái Thượng là xã ven biển nên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ. Toàn xã hiện có hơn 271ha để nuôi trồng các loại đối tượng thủy sản như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá vược, rong câu, cua... Trong đó, tôm sú và tôm thẻ chân trắng vẫn là hai đối tượng nuôi mang lại thu nhập chính cho người dân địa phương. Những năm gần đây, nhiều hộ NTTS trong xã đã đẩy mạnh chuyển đổi nuôi tôm quảng canh kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp cho hiệu quả kinh tế rất cao.

Giống như nhiều hộ NTTS khác tại địa phương, trước đây, gia đình anh Vũ Văn Ba, thôn Bạch Đằng thực hiện nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh với 1 vụ/năm, sau đó thu hoạch và thực hiện nuôi xen kẽ với các loại đối tượng thủy sản khác. Việc nuôi tôm quảng canh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, gia đình cũng ít đầu tư, quan tâm đến việc nuôi thả nên hiệu quả kinh tế thấp. Tuy nhiên, hơn một năm trở lại đây, anh Ba đã mạnh dạn đầu tư hơn 2 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống ao nuôi, mua sắm trang thiết bị, máy móc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp với diện tích 1ha. Anh Ba cho biết: Việc nuôi tôm công nghiệp giúp tôi chủ động kiểm soát được yếu tố về thời tiết, môi trường, nguồn nước..., từ đó tạo điều kiện thuận lợi để con tôm sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời giúp tăng số vụ nuôi lên 4 vụ/năm, trong đó có thể nuôi cả vụ đông với điều kiện thời tiết giá lạnh. Vì thế, sản lượng tôm nuôi tăng, đạt 10 tấn/ha/năm, doanh thu đạt hơn 1 tỷ đồng. Từ hiệu quả kinh tế đem lại, năm nay tôi mở rộng thêm khoảng 0,5ha nữa để nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp. Hiện nay, gia đình đang tích cực cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi và ương con giống để chuẩn bị nuôi thả vào cuối tháng 3 này.

Ngoài gia đình anh Ba, trong năm 2017, toàn xã Thái Thượng có 18 hộ thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp với tổng diện tích 20ha. Mặc dù năm 2017, gặp không ít khó khăn do diễn biến thời tiết bất thuận, dịch bệnh xảy ra, tuy nhiên tổng sản lượng tôm nuôi công nghiệp của xã vẫn đạt khá cao với 110 tấn, giá trị đạt gần 20 tỷ đồng. Trong đó, các hộ thực hiện nuôi từ 2 - 4 vụ/năm với năng suất trung bình đạt từ 6 - 8 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt từ 12 - 14 tấn/ha/vụ, đạt lợi nhuận từ 600 - 800 triệu đồng/ha/vụ. Theo ông Phạm Văn Đồi, cán bộ nông lâm thủy sản xã Thái Thượng: Hiện nay, lĩnh vực nuôi tôm công nghiệp được xã xác định là mũi nhọn để thúc đẩy ngành NTTS của địa phương. Vì vậy, cùng với các cấp, ngành của huyện, địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ sở, hộ dân phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp. Hàng năm, xã thực hiện tốt công tác nạo vét trục sông tiêu để xử lý môi trường, phối hợp với các ngành chức năng của huyện, tỉnh thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý dịch bệnh, quản lý chất lượng con giống trên địa bàn… Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn xã cũng gặp không ít khó khăn do nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn, ít nhất cũng từ 2 - 3 tỷ đồng/ha. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tại các vùng NTTS ngoài đê biển của xã hiện chưa được đầu tư đồng bộ, một số diện tích ao đầm sử dụng lâu năm bị bồi lắng, nguồn nước ngày một ô nhiễm, khi gặp bão lớn gây tràn ngập… Xuất phát từ những khó khăn trên, xã mong muốn các cấp, ngành của huyện, tỉnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng đê bao vùng NTTS ngoài đê biển, có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, hỗ trợ người dân tiếp cận vốn vay để phát triển nuôi tôm công nghiệp nói riêng và NTTS nói chung.

Để chuẩn bị cho nuôi thả vụ xuân hè tới, các hộ NTTS trên địa bàn xã Thái Thượng đã cơ bản hoàn thành xong công tác cải tạo ao đầm. Trong đó, người dân sử dụng phương pháp cải tạo khô và cải tạo ướt, vệ sinh đáy ao và sử dụng vôi bột, hóa chất để khử trùng ao nuôi và các thiết bị, máy móc... Theo kế hoạch, toàn xã sẽ xuống giống thả khoảng 75 triệu tôm thẻ chân trắng/30ha diện tích nuôi công nghiệp và 25 triệu con tôm sú nuôi quảng canh, bán thâm canh vào thời điểm xung quanh tiết Thanh minh.

Trần Tuấn - Báo Thái Bình

 
 
Các Tin Khác :