Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Nâng sức cạnh tranh thủy sản.

Ngày 13/7, tại Bạc Liêu, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Tái cơ cấu ngành thủy sản, do Bộ NN-PTNT phối hợp BCĐ Tây Nam bộ và UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức.... 

Gần 200 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ, viện nghiên cứu thủy sản và Sở NN-PTNT 28 tỉnh, thành phố ven biển về dự hội nghị. Chuyển biến từ vùng nuôi Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, ngành thủy sản đã khẳng định được vai trò to lớn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, như khó khăn trong SX cá tra, dịch bệnh xảy ra ở vùng nuôi tôm… Vì vậy, Bộ NN-PTNT đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành thủy sản hướng tới nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. "Hội nghị nhằm đánh giá, nhìn lại trong 2 năm qua chúng ta làm được những gì. Qua đó, tìm những giải pháp thích hợp trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác đánh bắt thủy hải sản, từ đó tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo định hướng đã đề ra", Bộ trưởng nói. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sau 2 năm tái cơ cấu ngành thủy sản cho thấy lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã phát huy thế mạnh. Con tôm sú phát triển tại các vùng sinh thái đặc trưng thích hợp như tôm rừng ngập - mặn, tôm - lúa ở duyên hải Nam bộ nhắm vào lợi thế cạnh tranh và thị trường XK. Tính đến tháng 6 năm 2015, hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (chuyên tôm sú) ổn định khoảng 540.000 ha, tăng 89% diện tích nuôi. Cơ cấu tôm sú và tôm thẻ chân trắng có sự dịch chuyển. Tôm thẻ chiếm 12,5% diện tích nuôi nhưng chiếm tới 57% sản lượng; tôm sú chiếm 87% diện tích nuôi, song chỉ chiếm 43% sản lượng. Do chuyển đổi tích cực về cơ cấu, phương thức nuôi, năm 2014 sản lượng tôm cả nước đạt 658.000 tấn, tăng 120.000 tấn so với năm 2013. Năm 2014, ĐBSCL có 5.500 ha nuôi cá tra, đạt sản lượng 1,1 triệu tấn. Các năm tiếp theo sẽ tăng diện tích và sản lượng phù hợp với khả năng mở rộng thị trường. Đồng bằng Bắc bộ đang phát triển đối tượng nuôi mới là cá rô phi thâm canh trong ao, còn ở Nam bộ nuôi trong lồng bè trên sông. Năm 2014 có 16.000 ha nuôi cá rô phi trong ao và nuôi lồng bè 410.000 m3, năng suất trung bình đạt trên 6 tấn/ha, sản lượng cá rô phi và điêu hồng đạt 125.000 tấn, tăng 25% so năm 2013. Điểm nổi bật hiện nay ở một số địa phương là phát triển vùng nuôi tôm, cá công nghiệp tập trung sử dụng công nghệ cao, công nghệ nuôi tiết kiệm nước, giảm thiểu tối đa việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh...

Các Tin Khác :