Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Một năm thành công (15/2/2018)

(Thủy sản Việt Nam) - Ngành tôm Việt Nam đã có một năm 2017 đầy niềm vui khi được mùa, được giá, thị trường rộng mở… Nhưng để phát triển bền vững, vẫn cần những chiến lược dài hơi. Cùng trò chuyện với ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản để hiểu hơn về vấn đề này.

Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2017 đạt 3,85 tỷ USD. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?

Có thể nói, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói chung và tôm nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chỉ tính riêng ngành tôm, diện tích nuôi đã đạt 721 ngàn ha; sản lượng thu hoạch 683,4 ngàn tấn, trong đó ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của sản lượng tôm thẻ chân trắng. Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao, ổn định. Nhu cầu của thị trường thế giới đối với sản phẩm tôm vẫn còn cao. Đây là những điều kiện thuận lợi để có thể nói rằng, ngành tôm Việt Nam 2017 đã có một năm khá thành công.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành thủy sản, trong đó có ngành tôm cũng đã có nhiều khả quan. Việc tổ chức lại sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị ngành tôm theo cả chiều ngang và chiều dọc; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan chuyên môn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vật tư đầu vào của các cơ quan quản lý nhà nước; phát triển mạnh các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng… đã đóng góp không nhỏ vào kết quả sản xuất đạt được của ngành tôm. Những kết quả của năm 2017 sẽ góp phần từng bước để thúc đẩy ngành tôm phát triển bền vững, ổn định ở các năm tiếp theo và duy trì tốc độ tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất khẩu.

Vậy theo ông, đâu sẽ là cơ hội và thách thức của ngành tôm Việt Nam trong năm 2018?

Mặc dù sự phát triển của ngành tôm năm 2017 đã có những bước tiến lớn, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định như: Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ còn chiếm đa số, đây là những điểm “trũng” trong việc áp dụng khoa học công nghệ, tiếp cận với thị trường vật tư đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra. Cơ sở hạ tầng dù đã được Nhà nước đầu tư, tuy nhiên so với yêu cầu thực tế vẫn còn chưa đáp ứng đủ; trong đó hệ thống thủy lợi, điện và giao thông chưa đáp ứng được với việc mở rộng sản xuất của các địa phương. Nguồn tôm bố mẹ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu, tổ chức sản xuất giống và cung ứng đến người dân vẫn chưa hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đội ngũ làm công tác quản lý ở nhiều địa phương còn mỏng, do đó việc quản lý vật tư đầu vào, thông tin thị trường, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi đã có kết quả nhưng việc mở rộng và hoàn thiện tổ chức còn chậm so với yêu cầu thực tế. Ngày càng có nhiều hàng rào kỹ thuật được các nước đưa ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm tôm nước ta. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và diễn biến khó lường… cũng sẽ là những thách thức ảnh hưởng đến sản xuất của toàn ngành trong năm 2018.

Một khảo sát được công bố tại Hội nghị Quốc tế tầm nhìn toàn cầu cho lãnh đạo nuôi trồng thủy sản (GOAL 2017) cho rằng, những vấn đề về dịch bệnh ở các trang trại tôm đã vượt qua chi phí sản xuất để trở thành thách thức lớn nhất đối với ngành tôm thế giới trong năm 2017. Theo ông, vấn đề này có đúng với ngành tôm Việt Nam không?

Có thể thấy, ngành tôm Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, nhưng cũng là ngành sản xuất chịu nhiều rủi ro. Những con số thống kê tình hình thiệt hại về dịch bệnh của các nước xảy ra trong và ngoài nước như: Dịch bệnh đốm trắng (WSD), đầu vàng (YHD), bệnh còi (EHP)… và những năm gần đây là bệnh hoại tử gan tụy (EMS/AHPND) đã ghi nhận những thiệt hại to lớn với nhiều quốc gia. Sản lượng tôm của nhiều quốc gia đã giảm quá nửa và quá trình phục hồi rất chậm.

Trong những năm vừa qua, khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam cũng đã ghi nhận những thiệt hại rất lớn đối với người nuôi tôm từ năm 2010. Thời gian cao điểm chúng ta thống kê diện tích bị thiệt hại do dịch bệnh và do các yếu tố môi trường đã lên đến trăm ngàn ha, nhiều vùng nuôi có thời điểm không thể thả giống, ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của người nuôi tôm. Do đó, đây không chỉ là vấn đề của riêng nước nào mà là của tất cả các quốc gia nuôi tôm đều gặp phải. Tỷ lệ thiệt hại tăng dẫn đến tổng chi phí sản xuất, đầu tư tăng theo. Việc phát hiện dịch bệnh, chẩn đoán không kịp thời dẫn đến gia tăng sử dụng thuốc, hóa chất nhưng tỷ lệ thành công rất thấp đã kéo theo chi phí tăng như nhận định có khi còn cao hơn cả chi phí sản xuất thông thường, điều này đã khiến người nuôi tôm thua lỗ, khả năng tái đầu tư phục hồi sản xuất giảm. Do đó, trong sản xuất tôm, việc chủ động phòng chống dịch bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, ứng dụng khoa học công nghệ và tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng… cũng sẽ góp phần hạn chế dịch bệnh, tăng lợi nhuận và ổn định sản xuất.

Với dự báo về thách thức như vậy, cần những giải pháp gì để đưa ngành tôm Việt Nam vượt “sóng gió” trong năm 2018, thưa ông?

Với những dự báo về thách thức đối với ngành tôm Việt Nam trong những năm tới, nhiều giải pháp cần phải được tiếp tục thực hiện một cách tích cực. Hiện cũng đã có những dấu hiệu đáng mừng như: Đã có doanh nghiệp bước đầu thành công trong việc chọn tạo đàn tôm bố mẹ trong nước; có doanh nghiệp đã có những kế hoạch để tham gia vào quá trình sản xuất đàn tôm bố mẹ.

Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, ứng dụng quy trình nuôi vi sinh, Biofloc và nuôi ghép với các loài thủy sản khác nhằm giảm tác động đến môi trường, chủ động kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và sản xuất nguyên liệu tôm có chất lượng cao. Tăng cường công tác dự báo thị trường, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu để chủ động sản xuất. Tăng cường tổ chức liên kết nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, ổn định đầu ra cho nguyên liệu và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường… thì tổ chức lại sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP… theo các yêu cầu của thị trường là điều cần được người dân, doanh nghiệp chú ý. Ngoài ra, với kế hoạch phát triển ngành tôm, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, thủy lợi, giao thông cũng sẽ được Nhà nước tiếp tục quan tâm. Với những giải pháp đồng bộ, chủ động trong sản xuất của ngành tôm, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành, người dân và cộng đồng doanh nghiệp thì tin tưởng rằng, những khó khăn, thách thức sẽ được vượt qua và ngành tôm phát triển bền vững.    

Trân trọng cảm ơn ông!

 

>> Theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2017 đạt 3,85 tỷ USD; trong đó tôm thẻ chân trắng là 2,52 tỷ USD và tôm sú là 878 triệu USD.

 

Hồng Thắm (Thực hiện)
Các Tin Khác :