Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (EMS) và cách làm giảm thiểu nó trong nuôi tôm

Khoa học ngày nay đang nghiên cứu những giải pháp mới để giảm thiểu dịch bệnh và hợp tác cùng nhau để duy trì ngành sản xuất bền vững.

Trong bốn năm qua, người nuôi tôm ở Malaysia và Việt Nam và gần đây ở Thái Lan đã phải vật lộn để duy trì sản xuất trong bối cảnh hội chứng tôm tử vong sớm (EMS), còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Một số nông dân đã từ bỏ nghề nuôi tôm, trong khi những người khác đã phải treo ao. Đối với một số nông dân, nuôi ghép cá rô phi là giải pháp tạm thời đối phó EMS trước khi các trang trại không chống nổi EMS nữa. Có một mối lo ngại chung giữa các nhà quản lý trang trại nuôi mới và các trang trại mà vẫn còn đang bị dịch bệnh tấn công.

Ngành công nghiệp nuôi tôm của Malaysia đang ở trạng thái tĩnh. Tổng sản lượng sản xuất trong năm 2014 dự kiến sẽ duy trì ở mức 35.000 tấn. Trong năm 2014, sự sa sút trong sản xuất tại các trang trại sẽ được cân bằng từ các trang trại mới. Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng rằng EMS và các dịch bệnh khác, sẽ tiếp tục tàn phá người nuôi tôm. Làm thế nào là ngành nông nghiệp có thể đối phó với dịch bệnh này và làm thế nào để có thể giảm thiểu sự lây lan? Đó chính là tuyên bố khai mạc được thực hiện bởi Abu Bakar Ibrahim, Giám đốc điều hành Blue Archipelago, Berhad (BA), trang trại nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tại Malaysia, tại hội thảo thứ hai về EMS (EMS2). Hội thảo này được tổ chức tại Kuala Lumpur vào tháng 10, được tổ chức bởi Hiệp hội Khoa học Malaysia Marine (MSM) và Viện Khoa học Trái Đất và Đại Dương (IOES), Đại học Malaya, Biovalence S/B và BA.

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm khác nhau ở các vùng trong vòng một năm qua kể từ khi các cuộc hội thảo đầu tiên về EMS trong năm 2013. Các nhà tổ chức dự kiến hội thảo sẽ cung cấp những thông tin và kiến thức mới cho các nhà nghiên cứu, các học giả, chính phủ, các nhà hoạch định chính sách cũng như các bên liên quan, trong khu vực và Malaysia. Các bài thuyết trình của các chuyên gia địa phương và khu vực đã từng nghiên cứu EMS. Trong đó cũng bao gồm các bước thực hiện bởi Akazawa Noriaki, tổng giám đốc của trại Agrobest ở Malaysia để vượt qua EMS, trong khi vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến các trang trại khác từ năm 2011. Hy vọng rằng khi tác nhân gây bệnhVibrio parahaemolyticus ngày càng được hiểu rõ, ngành nông nghiệp có thể vượt qua được dịch bệnh này và tiến lên phía trước.

Sự hiểu biết sâu hơn về EMS

EMS ảnh hưởng đến cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng, và là ngyuyên nhân gây chết tôm hàng loạt, nhất là giai đoạn từ PL12 đến 40 ngày nuôi (viết tắt là DOC 40) mặc dù trong một số trường hợp, trễ nhất là DOC 60. Sự lan truyền theo cả chiều dọc qua tôm bố mẹ và tôm giống, và ngang từ các nguồn nước bị ô nhiễm. Thuốc kháng sinh có thể hiệu quả trong 1-2 vụ nuôi và sau đó các tác nhân gây bệnh sẽ trở nên kháng thuốc. EMS cũng xảy ra ở cả ao biofloc và không biofloc, ao lót bạt HDPE và ao đất. Đó là những tuyên bố của Ung Eng Huan, Giám đốc công nghệ Biovalence trong bài trình bày của mình về sự hiểu biết đối với EMS và cách phát triển các phương thức làm giảm thiểu dịch bệnh.



Hình - Tôm bị hội chứng chết sớm ở DOC 20-43. Với mẫu bệnh này, Otta nói rằng ở Ấn Độ, hơn 95% tôm chết bị lây nhiễm WSSV

Ung giải thích rằng V. parahaemolyticus là vi khuẩn yếm khí tuỳ ý vì thế nó có thể ẩn trong bùn đáy ao, nơi lượng oxy là 0 dưới 2mm của bùn. Nó cũng có thể hình thành màng sinh học với một ma trận protein đối kháng trong trạng thái bất hoạt của nó, vì vậy các ao lót bạt nên được phơi khô đúng cách ở giữa các mùa vụ. Vi khuẩn cũng có một trạng thái di động và hiện nay các công ty đã phân lập được các vật chất chuyển hóa thứ cấp nhất định để có thể tiêu diệt các mầm bệnh.

Tìm hiểu thêm về vi khuẩn

ADN của 28 mẫu phân lập gây EMS được trưng bày tại Thư viện Biovalence (có xác nhận của mô bệnh học) đã được thực hiện bởi Giáo sư Lin Thong Kwai tại Phòng thí nghiệm Khoa học y sinh và phân tử Vi sinh vật, Đại học Malaya, tất cả 28 giống có mức độc lực khác nhau. Điều này có thể giải thích tại sao một số dịch EMS gây ra tử vong nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn hơn. “Tổn thương chủ yếu có thể quan sát mô học gây ra bởi EMS là sự hình thành bóng nước trên gan tụy với nền tảng là lớp màng quan sát được bằng TEM và các tế bào bong tróc. Tiến sĩ Kua Beng Chu, Cục Thủy sản Malaysia (DOF), cho biết rằng các tế bào ống gan tụy bong tróc vào ruột là yếu tố chính xác định EMS/AHPND. Sau khi bong tróc, các tế bào chết và phân hủy, vi khuẩn thứ cấp và ký sinh trùng gregarines sử dụng nguồn chất liệu phong phú này làm thức ăn”.

Các giảm thiểu EMS

Nhóm nghiên cứu tôm ở Centex Shrimp do Dr.Timothy W. Flegel, Dr.Siripong Thitamadee và Dr.Kallaya Sritunyalucksana đã đi đầu trong nghiên cứu về nguyên nhân gây EMS/AHPND. Thitamadee cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với hiệp hội nông dân, ngành công nghiệp và Cục Thủy sản (DOF).

Các cộng tác viên ở Đài Loan đang làm việc trên bộ gen liên quan hai gen độc tố đã được xác định trước đó. Tại Thái Lan, ngành công nghiệp không hy vọng sản lượng tốt hơn trong năm 2014 sau khi giảm 50% vào năm 2013. Đã có những giải pháp mới như nhập khẩu tôm bố mẹ từ Ecuador, cải thiện việc kiểm soát bệnh tật và sử dụng probiotics, được khuyến cáo bởi Cục Thủy Sản, Thái Lan.

"Một nghiên cứu dịch tễ học đã được thực hiện bao gồm 200 ao chọn trước. Kết quả vẫn đang được cập nhật nhưng từ 148 mẫu, bây giờ chúng ta có một sự hiểu biết tốt hơn về bệnh dịch này. Chúng tôi thấy rằng EMS không phải luôn luôn liên quan đến hiện tượng tử vong dưới 35 ngày thả nuôi. Một số tôm bị nhiễm microsporidians (ký sinh trùng) và gần đây nhất, chúng tôi thực hiện các thử nghiệm cho CMNV (nodavirus gây tử vong ngầm), được báo cáo trong các ao nuôi tôm ở Trung Quốc. Một số mẫu cho thấy sự cảm nhiễm với CMNV ở tôm có các triệu chứng tương tự như tỷ lệ tử vong sớm”.

Đánh giá rủi ro

Kể từ tháng 9 năm 2011, Tiến sĩ kua Beng Chu và các nhóm nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu thủy sản quốc gia, Cục Thủy Sản đã được thực hiện điều tra thực địa về EMS/AHPND tại Malaysia. Kua nói rằng định nghĩa đặc trưng của EMS/AHPND bao gồm gan tụy nhợt nhạt, ruột rỗng, tôm tử vong dưới 30 ngày tuổi. Một số trường hợp ở Malaysia đã không phù hợp với các tiêu chí này. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp cho thấy tỷ lệ tử vong sớm hoặc muộn hơn DOC30 với sự vắng mặt của V.parahaemolyticus.

Nguồn: AQUACULTURE AP 

Các Tin Khác :