Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Đưa tạp chất vào thủy sản: Mức phạt tăng 10 lần

Nguồn tin: Báo Chính phủ, 24/07/2017
Ngày cập nhật: 25/7/2017

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất tăng mức phạt đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản gấp 10 lần so với mức hiện nay.

Ảnh minh họa

Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản. Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất tăng mức phạt này gấp 10 lần thành từ 3 – 5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh thủy sản có tạp chất. Cụ thể, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm thủy sản (thủy, hải sản bị biến đổi về màu sắc, mùi vị; cấp đông, không có bao gói; thủy sản khô, thủy sản hấp...) có chất bảo quản là hóa chất cấm sử dụng theo một trong các mức sau đây:

Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản, kinh doanh thực phẩm thủy sản (thủy, hải sản bị biến đổi về màu sắc, mùi vị; cấp đông, không có bao gói; thủy sản khô, thủy sản hấp...) có chất bảo quản là hóa chất cấm sử dụng mà sản phẩm thực phẩm vi phạm có giá trị dưới 10 triệu đồng. Trường hợp sản phẩm thực phẩm vi phạm có giá trị từ 10 – 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng.

Ngoài ra, một số mức phạt vẫn được Bộ Y tế đề xuất giữ nguyên như: Phạt tiền từ 5- 10 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi thuê người khác vận chuyển thủy sản có tạp chất, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi thu gom, bảo quản, kinh doanh thủy sản có tạp chất do được đưa vào; phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào.

Tuệ Văn

Các Tin Khác :