Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Công dụng của men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

(Thủy sản Việt Nam) - Ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển nhanh chóng, góp phần vào phát triển ngành kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia và giúp cho đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Qua đó, mối quan tâm hiện nay của người nuôi là đảm bảo được một mô hình nuôi an toàn và bễn vững, từ đó đem lại hiệu quả về lâu dài.

Ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển nhanh chóng, góp phần vào phát triển ngành kinh tế, tăng tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia và giúp cho đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Qua đó, mối quan tâm hiện nay của người nuôi là đảm bảo được một mô hình nuôi an toàn và bễn vững, từ đó đem lại hiệu quả về lâu dài.

Đối với các hệ thống nuôi thủy sản, chất lượng nước được xem là một trong những thành phần hết sức quan trọng; nó vừa là yếu tố đầu ra, cũng là yếu tố đầu vào có ý nghĩa của hệ thống nuôi. Do đó, việc quản lý tốt chất lượng nước và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời khi có biến động chất lượng nước trong ao nuôi được xem là ưu tiên hàng đầu.

Hiện nay, để đảm bảo môi trường cho vật nuôi sinh trưởng và phòng chống dịch bệnh, người nuôi thường lạm dụng việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất. Trong đó, sử dụng kháng sinh tuy đem lại hiệu quả cao và tức thời; nhưng về lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến của vật nuôi và gây tác động xấu cho môi trường, ảnh hưởng tới các vụ nuôi tiếp theo. Bên cạnh đó, chất lượng vật nuôi thủy sản sau thu hoạch có thể nhiễm dư lượng kháng sinh làm hạ giá thu mua, khó xuất khẩu. Hạn chế dùng thuốc kháng sinh và hóa chất vì nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

Chính vì những nguyên nhân đó, giải pháp hiện nay đã và đang thu hút sự quan tâm của người nuôi là sử dụng probiotic trong các trang trại, ao nuôi thủy sản, đây là cách làm vừa có tính an toàn sinh học đồng thời mang lại lợi nhuận.

 

Đồ thị: Các nhân tố cân bằng trong ao nuôi thủy sản

Theo đồ thị, ngoài nhân tố “Vật chủ” (con giống sạch bệnh) còn các nhân tố “Môi trường” và “Đường truyền bệnh” là các yếu tố con người có thể khống chế và tác động vào trong quá trình nuôi để đạt được vụ nuôi thành công. Đối với nuôi trồng thủy sản, môi trường sống của vật nuôi là môi trường nước, do đó mọi hoạt động sống cũng như đường lây truyền bệnh đa số đều được thông qua đó. Việc gìn giữ môi trường tốt sẽ giúp loại bỏ các đường truyền bệnh từ bên ngoài vào nước; đảm bảo cho đối tượng nuôi  sinh trưởng và phát triển ổn định.

Để cân bằng mật độ vi sinh vật trong ao nuôi, cần thiết sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ các men vi sinh như chế phẩm sinh học. Một số chủng men vi sinh thường được đưa vào trong các sản phẩm men vi sinh bao gồm Bacillus, Lactobacillus, vi khuẩn quang hợp, khuẩn acid lactic, nấm men, xạ khuẩn, vi khuẩn khử N (Denitrifying bacteria), Nitrifying bacteria, Nitrosobacteria, Pseudomonadaceae… Các sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh là có lợi cho ao nuôi, không gây độc hại và khá an toàn cho vật nuôi. Nếu sử dụng đúng cách và có tính định kỳ sẽ thúc đẩy vụ nuôi thành công.

Hiện nay, đa số người nuôi đều quá chú trọng đến tiêu chuẩn sử dụng ngắn hạn, trong quá trình nuôi hay thay đổi các chủng loại sản phẩm, không có tính thương hiệu, không hiểu hết được những hiệu ích mà chế phẩm vi sinh đem lại trong trình độ quản lý và mô hình nuôi. Khuyến khích người nuôi định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, cần chú trọng hơn đến tiêu chuẩn sử dụng dài hạn, so sánh những khác biệt đem lại trên khía cạnh lợi ích thu về, từ đó gạt trừ được những ảnh hưởng về tiếp thị lý thuyết trong lựa chọn chế phẩm vi sinh, chọn dùng các sản phẩm vi sinh chất lượng tốt.

Các Tin Khác :