Loading...
Chúng tôi nhận đóng gia công thuốc thủy sản và các sản phẩm cho Cá cảnh!
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Vui Lòng Liên Hệ
0916. 352 781
Mr. Lễ - KINH DOANH
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
  • BIO GUARD

  • CHẾ PHẨM EM GỐC

  • EDTA MAX

  • VITAMIN C

  • FISHNERAL

  • BiO Aqua

  • VI SINH XỬ LÝ NẤM CÁ CẢNH

  • IODINE

  • IODINE

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • VI SINH XỬ LÝ PHÈN

  • Enzyme

  • VITAMIN C200 (C tạt)

  • VITAC (C tạt)

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN PRO

  • DIỆT KHUẨN 10X

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • DIỆT KHUẨN N&N

  • AQUA PINE

  • BIO AQUA

  • DECIN

  • DEFENDER

  • KHOÁNG TẠT 2N

  • INO2 (W)

  • INO2

  • SUPER YUCCA

  • BIO WATER

  • VITAMIN C200

  • INHIBAC

  • DENSAMIN

  • MINER FEED (KHOÁNG TRỘN ĂN)

  • NN-WEIGHT

  • VITA C

  • NN ONE

  • LIVERA

  • NN ONEPI

  • MILK 500 (KHOÁNG TRỘN ĂN)

Cần có cái nhìn toàn diện về nuôi tôm siêu thâm canh (24/10/2017)

Với năng suất và hiệu quả đạt ở mức cao, nuôi tôm siêu thâm canh đang phát triển nhanh qua từng ngày. Tuy nhiên, cần có góc nhìn đa chiều về loại hình nuôi này, bởi lợi nhuận cao thì đòi hỏi vốn lớn, kỹ thuật cao, nên không phải ở đâu và người nào cũng nuôi được.

Nếu đem so sánh với tất cả các loại hình nuôi tôm hiện nay, kể cả tôm - lúa, thì theo ông Diệp Thanh Hải, Chủ tịch Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, về tỷ lệ thành công, hiện nay loại hình này thành công cao nhất. Lúa - tôm hao hụt khoảng 20%, còn tôm siêu thâm canh chỉ khoảng 15%. Như vậy, đây là loại hình quá tốt, quá đúng, cần được nhân rộng.

Nuôi tôm thâm canh phát triển "nóng"

Qua thời gian nuôi, thực tế cho thấy tỷ lệ thành công bình quân toàn tỉnh hiện đạt trên 85% với năng suất đạt từ 40-50 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ 80-100 tấn/vụ/ha. Đồng thời, mỗi năm có thể nuôi 3-4 vụ, có hộ nuôi 5 vụ. Từ đó, năng suất có thể đạt tới 120-150 tấn/ha/năm (tính trên diện tích ao nuôi).

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 2 giai đoạn của Công ty Cổ phần Thuỷ sản N.G Việt Nam là 1 trong 2 quy trình nuôi đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

“Như vậy, chỉ cần phát triển được khoảng 3.000 ha theo loại hình này thì một năm có thể mang về cho tỉnh khoảng 240.000 tấn tôm, so với khoảng 250.000 tấn tổng cộng từ các hoạt động nuôi và khai thác hiện nay”, ông Hải tính toán.

Từ hiệu quả trên mà diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đang tăng nhanh từng ngày. Nếu cuối năm 2016, toàn tỉnh chỉ có 175 ha, thì đến ngày 10/10/2017 đã tăng lên 857,8 ha và đến ngày 18/10 trên 900 ha. Diện tích này một phần chuyển từ những ao nuôi tôm công nghiệp (ao đất), một phần được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn.

Nhiều nỗi lo

Ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, đánh giá, về bố trí hệ thống xử lý nước thải, chất thải, còn khá nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh chưa đủ điều kiện, nhiều hộ có ao chứa và xử lý nhưng cũng chưa đủ dung tích, xử lý chưa triệt để. Đồng thời, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi, nhất là điện, thuỷ lợi.

Ông Hải chia sẻ, diện tích tôm siêu thâm canh tăng nhanh như hiện nay thì hạ tầng có được đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhất là điện, tiếp cận vốn… để mang lại hiệu quả như mong đợi hay không? Nếu diện tích tôm siêu thâm canh tăng gấp 3 thì hạ tầng phải được đầu tư gấp 6 lần và điện phải được đầu tư gấp 10 lần mới đáp ứng được. Ngoài ra, hiện nay người dân tiếp cận được vốn từ các ngân hàng còn rất hạn chế, mà loại hình này đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Đầm Dơi là huyện trọng điểm về nuôi tôm siêu thâm canh với tốc độ phát triển rất nhanh. Trong 8 tháng năm 2017 toàn huyện có 253 hộ nuôi với diện tích khoảng 204 ha. Trong tháng 9, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời tiết vẫn có 52 hộ với 60 ha phát triển thêm. Từ sự phát triển nhanh này dẫn đến việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Nguyễn Chí Thuần, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi, kiểm tra 253 hộ nuôi tôm siêu thâm canh thì có đến 132 hộ không đáp ứng điều kiện theo quy định của Sở NN&PTNT, đặc biệt là việc xả thải ra môi trường.

Không chỉ trên địa bàn huyện Đầm Dơi, qua kiểm tra thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nơi triển khai thực hiện chưa tốt, chưa đúng với tinh thần chỉ đạo cũng như hướng dẫn của tỉnh trong phát triển tôm siêu thâm canh. Theo nhận định, thời gian tới, sau khi kết thúc mùa mưa, diện tích tôm siêu thâm canh sẽ phát triển bùng nổ. Do đó, nếu không có giải pháp quyết liệt, toàn diện, viễn cảnh tôm công nghiệp trước kia có thể tái hiện trên tôm siêu thâm canh, tức nhiều người sẽ lâm cảnh trắng tay, treo ao.

Với tinh thần không để thiếu sót với dân như trong nuôi tôm công nghiệp, tại Hội nghị chuyên đề phát triển tôm thâm canh, siêu thâm canh, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, các ngành chức năng và cả doanh nghiệp phải vào cuộc quyết liệt. Trước mắt phải hoàn thành và phê duyệt quy hoạch để đầu tư điện, giao thông và thuỷ lợi đảm bảo phục vụ nghề nuôi. Đồng thời, làm thật tốt công tác tuyên truyền, không để người dân không hiểu mà vẫn đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh. Vấn đề này phải làm nghiêm túc và bằng nhiều kênh, thông qua chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và báo, đài… làm sao cho dân thấy được nuôi tôm siêu thâm canh là hiệu quả cao nhưng cũng không phải dễ làm. Ngoài điều kiện như: đất đai, thuỷ lợi, điện… đòi hỏi cả nguồn vốn đầu tư khá lớn. Đặc biệt, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, từ quy trình, cách xử lý nước, xử lý khi tôm bị sự cố… thì mới có thể nuôi được.

Loại hình nuôi tôm siêu thâm canh được cho là sẽ tạo ra bước đột phá cho nghề chế biến và xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp bài bản và căn cơ cũng như sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương sẽ để lại hệ luỵ khó lường, nhất là cho môi trường./.

Nguyễn Phú - Báo Cà Mau

Các Tin Khác :